Luận cương Người Liên bang
Luận cương Người Liên bang
“Luận cương Người Liên bang” là tuyển tập gồm 85 bài luận được Alexander Hamilton, James Madison và John Jay viết chung dưới bút danh “Publius”. 
Luận cương Người Liên bang
(0 lượt)
Mục đích chính là để vận động phê chuẩn Hiến pháp Hoa Kỳ, thay thế cho các điều khoản hợp bang trước đó. Dưới bút danh chung Publius, ba người đã viết 85 bài luận, được đăng trên các tờ báo tại New York từ tháng Mười năm 1787 đến tháng Năm năm 1788, sau đó tập hợp thành tác phẩm "Luận cương Người Liên bang"

Tác phẩm này không chỉ nhằm vận động phê chuẩn Hiến pháp mà còn trở thành một tuyên ngôn trí tuệ về nguyên tắc dân chủ đại diện, nhà nước pháp quyền, kiểm soát và đối trọng quyền lực – những nền tảng sống còn của một nền Cộng hòa Tự do. Dù chưa chắc đã xoay chuyển trực tiếp tình hình chính trị tại New York, nhưng về lâu dài, “Luận cương Người Liên bang” đã trở thành bản luận giải sâu sắc và bền vững nhất về Hiến pháp Mỹ, được so sánh với những kiệt tác tư tưởng chính trị như “Cộng hòa” của Plato, “Chính trị học” của Aristotle hay “Leviathan” của Hobbes.

“Luận cương Người Liên bang” này không chỉ có giá trị trong bối cảnh nước Mỹ thế kỷ XVIII, mà còn vượt thời gian và không gian. Nó là một kho tàng tư tưởng về tổ chức quyền lực nhà nước, thiết kế thể chế, vai trò của pháp luật, cơ chế kiểm soát và cân bằng giữa các nhánh quyền lực – và đặc biệt là lý tưởng xây dựng một liên bang nơi công dân là trung tâm.

“Luận cương Người Liên bang” là một kiệt tác tư tưởng lập hiến, là sự kết tinh các tư tưởng của triết học chính trị cổ điển (Locke, Rousseau, Montesquieu), Cộng hòa Hy Lạp và La Mã cổ đại, và thực tiễn Cách mạng Mỹ. Bộ sách tiếp tục được Tòa án Tối cao Hoa Kỳ viện dẫn cho đến ngày nay như một nguồn diễn giải ý định gốc của Hiến pháp.

Đây không chỉ là một cuốn sách để đọc, mà còn là một công trình học thuật-lý luận-chính trị có thể mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới cho các nhà tư tưởng, nhà quản lý, và những ai thực sự quan tâm đến tương lai của đất nước.

 

Nội dung sách

 

  1.  Giới thiệu chung - Alexander Hamilton
  2. Về các mối đe dọa từ lực lượng và ảnh hưởng nước ngoài - John Jay
  3. Tiếp tục chủ đề: Các mối đe dọa từ lực lượng và ảnh hưởng từ nước ngoài - John Jay
  4. Tiếp tục chủ đề: Các mối đe dọa từ lực lượng và ảnh hưởng từ nước ngoài - John Jay
  5. Tiếp tục chủ đề: Các mối đe dọa từ lực lượng và ảnh hưởng từ nước ngoài - John Jay
  6. Cảnh báo hiểm họa chiến tranh giữa các tiểu bang - Alexander Hamilton
  7. Tiếp tục chủ đề trước và liệt kê các nguyên nhân cụ thể - Alexander Hamilton
  8. Ảnh hưởng của nội chiến trong việc hình thành quân đội thường trực và các thể chế đe dọa tự do - Alexander Hamilton
  9. Lợi ích của liên bang như một thành trì chống bè phái và nổi loại trong nước - Alexander Hamilton
  10. Tiếp tục chủ đề: Lợi ích của Liên bang như một thành trì chống bè phái và nổi loại trong nước - James Madison
  11. Lợi ích của Liên bang đối với thương mại và hải quân - Alexander Hamilton
  12. Lợi ích của Liên bang đối với nguồn thu ngân sách - Alexander Hamilton
  13. Tiếp tục chủ đề trước về hiệu quả ngân sách - Alexander Hamilton
  14. Phản bác ý kiến phản đối về quy mô lãnh thổ rộng lớn - James Madison
  15. Sự thiếu hiệu quả của liên minh trong việc duy trì Liên bang - Alexander Hamilton
  16. Tiếp tục chủ đề: Sự thiếu hiệu quả của liên minh trong việc duy trì Liên bang - Alexander Hamilton
  17. Tiếp tục chủ đề: Sự thiếu hiệu quả của liên minh trong việc duy trì Liên bang - Alexander Hamilton
  18. Tiếp tục chủ đề: Sự thiếu hiệu quả của liên minh trong việc duy trì Liên bang - Alexander Hamilton & James Madison
  19. Tiếp tục chủ đề: Sự thiếu hiệu quả của liên minh trong việc duy trì Liên bang - Alexander Hamilton & James Madison
  20. Tiếp tục chủ đề: Sự thiếu hiệu quả của liên minh trong việc duy trì Liên bang - Alexander Hamilton & James Madison
  21. Các khiếm khuyết khác của liên minh hiện tại - Alexander Hamilton
  22. Tiếp tục chủ đề: Các khiếm khuyết khác của liên minh hiện tại - Alexander Hamilton
  23. Sự cần thiết của một chính phủ mạnh mẽ như đề xuất bảo vệ liên minh - Alexander Hamilton
  24. Tiếp tục chủ đề và trả lời phản đối liên quan đến quân đội thường trực - Alexander Hamilton
  25. Tiếp tục chủ đề với cùng quan điểm - Alexander Hamilton
  26. Tiếp tục chủ đề với cùng quan điểm - Alexander Hamilton
  27. Tiếp tục chủ đề với cùng quan điểm - Alexander Hamilton
  28. Kết luận về chủ đề trước - Alexander Hamilton
  29. Về lực lượng dân quân - Alexander Hamilton
  30. Về quyền đánh thuế của Liên bang - Alexander Hamilton
  31. Tiếp tục chủ đề: Về quyền đánh thuế của Liên bang - Alexander Hamilton
  32. Tiếp tục chủ đề: Về quyền đánh thuế của Liên bang - Alexander Hamilton
  33. Tiếp tục chủ đề: Về quyền đánh thuế của Liên bang - Alexander Hamilton
  34. Tiếp tục chủ đề: Về quyền đánh thuế của Liên bang - Alexander Hamilton
  35. Tiếp tục chủ đề: Về quyền đánh thuế của Liên bang - Alexander Hamilton
  36. Tiếp tục chủ đề: Về quyền đánh thuế của Liên bang - Alexander Hamilton
  37. Về những khó khăn của Hội nghị Lập hiến trong việc xây dựng một mô hình chính phủ thích hợp - James Madison
  38. Tiếp tục chủ đề và phơi bày sự không nhất quán của các phản đối Hiến pháp mới - James Madison
  39. Sự phù hợp của bản Hiến pháp mới với các nguyên tắc Cộng Hòa - James Madison
  40. Xem xét và xác nhận quyền lực của Hội nghị trong việc hình thành một chính phủ hỗn hợp - James Madison
  41. Tổng quan về các quyền hạn được trao bởi Hiến pháp - James Madison
  42. Tiếp tục chủ đề: Tổng quan về các quyền hạn được trao cho Liên bang - James Madison
  43. Tiếp tục chủ đề: Tổng quan về các quyền hạn được trao cho Liên bang - James Madison
  44. Tiếp tục chủ đề: Tổng quan về các quyền hạn được trao cho Liên bang và kết luận - James Madison
  45. Xem xét mối nguy hiểm được cho là từ quyền lực của Liên bang đối với chính quyền bang - James Madison
  46. Tiếp tục chủ đề trước đó với những so sánh ảnh hưởng giữa chính quyền liên bang và chính quyền tiểu bang - James Madison
  47. Cấu trúc cụ thể của chính quyền mới và sự phân bổ quyền lực giữa các nhánh quyền lực khác nhau - James Madison
  48. Các cơ quan này không nên tách biệt đến mức không có sự kiểm soát lẫn nhau - James Madison
  49. Tiếp tục chủ đề với cùng luận điểm - James Madison
  50. Tiếp tục chủ đề với cùng luận điểm - James Madison
  51. Tiếp tục chủ đề với cùng luận điểm và kết thúc vấn đề này - James Madison
  52. Hạ viện: Xem xét tiêu chuẩn cử tri và ứng viên, cùng nhiệm kỳ của Hạ nghị sĩ - James Madison
  53. Tiếp tục chủ đề: Xem xét về nhiệm kỳ của Hạ nghị sĩ - James Madison
  54. Tiếp tục chủ đề: Xem xét về tỉ lệ đại diện tại Hạ viện - James Madison
  55. Tổng số thành viên của Hạ viện - James Madison
  56. Tổng số thành viên của Hạ viện - James Madison
  57. Tiếp tục chủ đề trước: Phân tích nguy cơ Hiến pháp mới có thể đưa tầng lớp thiểu số lên trên đa số - James Madison
  58. Tiếp tục chủ đề trước: Xem xét khả năng mở rộng số lượng nghị viện trong tương lai - James Madison
  59. Về quyền lực của Quốc hội trong việc điều chỉnh bầu cử thành viên - Alexander Hamilton
  60. Tiếp tục chủ đề: Về quyền lực của Quốc hội trong việc điều chỉnh bầu cử thành viên - Alexander Hamilton
  61. Tiếp tục chủ đề: Về quyền lực của Quốc hội trong việc điều chỉnh bầu cử thành viên - Alexander Hamilton
  62. Cơ cấu Thượng viện: Xem xét tiêu chuẩn Thượng nghị sĩ, cách thức bổ nhiệm, nguyên tắc đại diện bình đẳng, số lượng Thượng nghị sĩ và nhiệm kỳ - James Madison
  63. Khảo cứu sâu hơn về cơ cấu Thượng viện: Thời gian tại vị của Thượng nghị sĩ - James Madison
  64. Khảo cứu sâu hơn về cơ cấu Thượng viện: Thời gian tại vị của Thượng nghị sĩ - John Jay
  65. Tiếp tục chủ đề: Quyền hạn của Thượng nghị sĩ - Alexander Hamilton
  66. Tiếp tục phân tích về quyền xét xử luận tội của Thượng viện - Alexander Hamilton
  67. Cơ quan Tổng thống: Vạch trần những sai lệch về thiết kế quyền Hành pháp - Alexander Hamilton
  68. Xem xét phương thức bầu cử Tổng thống - Alexander Hamilton
  69. Tiếp tục chủ đề đồng thời so sánh quyền lực Tổng thống Mỹ với quốc vương Anh và thống đốc New York - Alexander Hamilton
  70. Tiếp tục chủ đề: Cơ quan hành pháp - Alexander Hamilton
  71. Thời hạn tại vị của Tổng thống - Alexander Hamilton
  72. Tiếp tục chủ đề: Xem xét việc tái ứng cử của Hành pháp - Alexander Hamilton
  73. Tiếp tục chủ đề về quyết định lương bổng và quyền phủ quyết của Tổng thống - Alexander Hamilton
  74. Tiếp tục chủ đề về quyền chỉ huy lực lượng vũ trang và quyền ân xá của Tổng thống - Alexander Hamilton
  75. Tiếp tục chủ đề về quyền ký kết hiệp ước của Tổng thống - Alexander Hamilton
  76. Tiếp tục chủ đề về quyền bổ nhiệm các quan chức chính phủ - Alexander Hamilton
  77. Kết luận quy định về Tổng thống trong bản Hiến pháp - Alexander Hamilton
  78. Quan điểm về Hiến pháp của cơ quan Tư pháp liên quan đến nhiệm kỳ hành xử tốt - Alexander Hamilton
  79. Quan điểm sâu hơn về Tòa án liên quan đến các điều khoản tiền lương và trách nhiệm của các thẩm phán - Alexander Hamilton
  80. Quan điểm sâu hơn về Tòa án và phạm vi quyền lực của cơ quan này - Alexander Hamilton
  81. Phân tích bổ sung về Tư pháp: Phân bổ thẩm quyền xét xử - Alexander Hamilton
  82. Phân tích bổ sung về Tư pháp: Giải đáp một số vấn đề liên quan - Alexander Hamilton
  83. Phân tích bổ sung về Tư pháp: Vấn đề xét xử bằng bồi thẩm đoàn - Alexander Hamilton
  84. Bàn về một số phản đối đa dạng khác - Alexander Hamilton
  85. Kết luận - Alexander Hamilton

 

THÔNG TIN TÁC GIẢ 

 

Alexander Hamilton (1755/57-1804)

Sĩ quan quân đội, luật sư, nhà lâp quốc Hoa Kỳ và là Bộ trưởng Ngân khổ đầu tiên, người đã thiết lập hệ thống tài chính-ngân hang, đặt nền móng cho nền kinh tế Mỹ; 

James Madison (1751-1836)

Cha đẻ Hiến pháp Hoa Kỳ, tác giả Tuyên ngôn Nhân quyền Mỹ, nhà lập quốc và là Tổng thống Hoa Kỳ thứ tư (1809-1817). Cùng Thomas Jefferson sáng lập Đảng Dân chủ-Cộng hòa;

John Jay (1745-1829)

Chính khách, nhà ngoại giao, người ủng hộ phong trào bãi nô, và là một trong những thành viên của nhóm lập quốc Hoa Kỳ

 

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA 

 

“Luận cương Người Liên bang" vượt xa bất kỳ tài liệu luận chính trị cùng thời nào về chất lượng tư tưởng.” – Charles A. Beard 

Theo sử gia Richard B. Morris, "Luận cương Người Liên bang" là “tác phẩm giải thích tuyệt vời về Hiến pháp mà không gì sánh được, là kiệt tác chính trị học vượt trội cả về chiều sâu lẫn chiều rộng so với bất kỳ học giả Mỹ nào sau này”.

Thomas Jefferson gọi "Luận cương Người Liên bang" là “Lời bình luận tốt nhất từng được viết về các nguyên tắc của chính quyền” – thể hiện sự ngưỡng mộ cao nhất dành cho lập luận về Hiến pháp của tác phẩm. 

John Marshall, Chánh án Tòa án Tối cao Mỹ, thẩm phán nổi bật trong lịch sử Tối cao Pháp viện Mỹ, thường trích dẫn "Luận cương Người Liên bang" như là một trong những nguồn tư liệu có thẩm quyền hàng đầu để giải thích Hiến pháp. 

Alexis de Tocqueville (thế kỷ XIX), trong Democracy in America, đánh giá "Luận cương Người Liên bang" là “tác phẩm thông thái nhất được viết dưới hình thức báo chí…,” cho thấy sự kính trọng của giới trí thức châu Âu đối với tác phẩm này.

Charles A. Beard, Nhà sử học Mỹ, khẳng định "Luận cương Người Liên bang" “vượt xa bất kỳ tài liệu luận chính trị nào về chất lượng tư tưởng”. 

Tổng thống John F. Kennedy từng nói rằng nếu phải chọn chỉ một bộ sách để nghiên cứu về tinh thần của nước Mỹ, ông sẽ chọn "Luận cương Người Liên bang".

Gore Vidal, nhà văn và nhà phê bình chính trị, gọi Madison là “một trong những thiên tài của thời đại ông”, và cho rằng "Luận cương Người Liên bang" là “đỉnh cao của tư tưởng chính trị Mỹ”.

Paul Leicester Ford, học giả thế kỷ XIX chuyên nghiên cứu về Hamilton, khẳng định rằng: “Không có bộ tác phẩm nào khác phản ánh sự sâu sắc, minh triết và thực tiễn đến thế trong việc xây dựng chính quyền Cộng hòa.”

The Library of America mô tả "Luận cương Người Liên bang" là “trụ cột trong di sản chính trị và trí tuệ của nước Mỹ” – một phần thiết yếu trong mọi nghiên cứu về nền Dân chủ Hoa Kỳ.

Richard Hofstadter, nhà sử học, mô tả "Luận cương Người Liên bang" là “sự kết tinh sáng suốt giữa triết học chính trị cổ điển và sự thực dụng Mỹ”.

Justice Antonin Scalia, thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ, ca ngợi Madison là “bộ óc lập hiến lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”, và khuyến nghị mọi luật gia nên đọc "Luận cương Người Liên bang" để hiểu sâu Hiến pháp.

 

TRÍCH ĐOẠN/ CÂU QUOTE HAY 

 

“Sự năng động trong cơ quan Hành pháp là đặc điểm then chốt trong định nghĩa về một chính phủ tốt.” – Alexander Hamilton 

“Bản thân chính quyền là gì, nếu không phải là sự thể hiện lớn lao nhất bản chất của loài người? Nếu loài người là những thiên thần thì chẳng cần một chính phủ nào. Nếu những thiên thần cầm quyền thì những kiểm soát bên trong hay bên ngoài, cũng chẳng cần thiết.” – James Madison 

“Một chính quyền quốc gia mạnh là lá chắn an toàn hơn bất kỳ giải pháp nào khác.” – John Jay 

 

Tags: